Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2013

Combo Lego 44000 Hero Factory + 44001 Hero Factory

Bạn đang phân vân suy nghĩ không biết nên tìm món đồ chơi trí tuệ nào bổ ích để phát huy cũng như kích thích tư duy trí tuệ của bé? Hãy để Combo Lego 44000 Hero Factory + 44001 Hero Factory đánh thức tiềm năng sáng tạo của bé. Bộ Combo Lego 44000 Hero Factory + 44001 Hero Factory nằm trong bộ sưu tập xếp hình những anh hùng, gồm nhiều chi tiết sẽ cho bé những giờ phút bay bổng cùng trí tưởng tượng và rèn luyện sự khéo léo khi lắp các mảnh ghép.
Combo Lego 44000 Hero Factory + 44001 Hero Factory là sự kết hợp sức mạnh, trí tuệ của siêu anh hùng FURNO cùng với sức mạnh bóng tối  của quái vật PYROX.Sức mạn của bóng tối kết hợp cùng ngọn lửa bất tử của FURNO tạo nên Siêu anh hùng: Kị Sĩ Bóng Đêm, đây quả thật là một mẫu SUPER HERO đáng phải sở hữu ngay.
Combo Lego 44000 Hero Factory + 44001 Hero Factory
Kị sĩ bóng đêm
Combo Lego 44000 Hero Factory + 44001 Hero Factory
Combo Lego 44000 Hero Factory + 44001 Hero Factory


Đặc điểm nổi bật của Combo Lego 44000 Hero Factory + 44001 Hero Factory 
1. Rèn luyện sự khéo léo, tỉ mỉ
Trong suốt quá trình mày mò lắp ráp, bé sẽ tập tính kiên trì, nhẫn nại, hiểu được giá trị lao động từ những thứ mà bé làm ra.
2. Kích thích tư duy sáng tạo
Bộ xếp hình Combo Lego 44000 Hero Factory + 44001 Hero Factory  giúp bé luyện trí nhớ, tăng khả năng tư duy và phát triển trí não toàn diện. Hơn nữa, với nhiều chi tiết khác nhau, bé có thể xếp được nhiều mô hình khác nhau từ trí tưởng tượng phong phú của bé.
Combo Lego 44000 Hero Factory + 44001 Hero Factory
Quái vật Pyrox
3. Chất liệu nhựa cao cấp, an toàn
Các bộ phận đều được làm hoàn toàn bởi chất liệu nhựa cao cấp, tuyệt đối an toàn đến sức khỏe của bé. Mẹ sẽ an tâm cho bé thoải mái chơi đùa mà không lo sản phẩm gây nguy hại bé.
Combo Lego 44000 Hero Factory + 44001 Hero Factory
Kị sĩ bóng tối

4. Dễ xếp, cất gọn trong nhà
Sau khi bé chơi xong, mẹ hướng dẫn bé xếp và cất gọn gàng vào trong hộp, để lần sau bé thoải mái lắp ghép, tạo hình mô hình mới mà không thiếu chi tiết nào.

Combo Lego 44008 Hero Factory + 44009 Hero Factory

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

Con bạn là một thiên tài chỉ là bạn dạy theo phương pháp nào thôi


Mỗi đứa trẻ bình thường đều có sẵn 100 phần năng lực. Nếu được dưỡng dục tốt từ khi còn là thai nhi, năng lực ấy sẽ được bảo toàn 100 phần. Nếu đợi đến 5 tuổi mới bắt đầu, năng lực ấy chỉ còn lại 80...

Một chú ong thợ, nếu được cho ăn một loại thức ăn nhất định, trong một thời kỳ nhất định, về sau có thể trở thành ong chúa. Nhưng nếu bỏ qua “thời điểm vàng” ấy, sau này cho dù có được nuôi dưỡng bao lâu, với đúng loại thức ăn ấy, nó cũng không thể thành ong chúa. Với mọi đứa trẻ cũng vậy - trong từng giai đoạn nhất định nếu được nuôi dạy đúng cách, chúng hoàn toàn có thể trở thành thiên tài, không phụ thuộc vào gen hay cơ may thiên phú.
Quy luật năng lực giảm dần
Mỗi loài động vật đều có một thời kỳ nhất định để phát triển năng lực nhất định. Có những năng lực mà thời kỳ dành cho việc phát triển khá dài nhưng cũng có những năng lực chỉ phát triển trong thời gian rất ngắn. Nếu bỏ qua giai đoạn ngắn ngủi này, các năng lực ấy sẽ giảm dần, thậm chí vĩnh viễn mất đi.
Mỗi đứa trẻ bình thường đều có sẵn 100 phần năng lực. Thời điểm bắt đầu giáo dục càng muộn thì chỉ số năng lực càng giảm dần. Rất nhiều nghiên cứu cho thấy, muốn trẻ con giỏi ngoại ngữ, hãy bắt đầu từ trước10 tuổi. Muốn giỏi piano, tốt nhất là học trước 5 tuổi. Còn với violin thì phải bắt đầu từ lúc 3 tuổi… Đây là quy luật năng lực giảm dần, mấu chốt quan trọng mà bất cứ ai quan tâm đến việc giáo dục con thành thiên tài đều cần biết.
  
Những thiên tài 0-3 tuổi
Khả năng tiếp thu của trẻ trong giai đoạn 0-3 tuổi có thể nói là thiên tài. Những thông tin được nạp vào trong thời kỳ này sẽ nhập toàn bộ vào vùng tri thức tiềm tàng, như máy tính được nạp dữ liệu một cách tỉ mỉ và có khả năng tư duy, suy luận rất độc lập. Khả năng xử lý thông tin ưu việt chỉ có ở trẻ nhỏ (người lớn không có điều này) khiến chúng trở thành chuyên gia trước bất kỳ từ ngữ hóc búa nào.

Ở thời kỳ này, trong não trẻ có một bộ phận tiếp thu ngôn ngữ rất ưu việt. Ở vượn người hay các loài động vật được cho là thông minh khác không hề có bộ phận này. Trẻ nhỏ có thể nhớ từ mà không phải vừa nghe vừa lý giải ngữ nghĩa. Ban đầu chỉ là những âm thanh đơn giản, từ ngữ ngấm vào vùng tri thức tiềm tàng trong não. Khả năng lý giải sẽ tiến bộ dần. Phần tri thức tiềm tàng cũng được tích lũy nhiều hơn, đến lúc những từ ngữ mà trẻ không hiểu nghĩa đã nằm sẵn trong đầu cũng trở nên có ý nghĩa. Trẻ càng nhỏ, càng được kích ứng trong môi trường giáo dục cao độ, tố chất thiên tài càng dễ “ngấm” hơn. Đây là món quà thích nghi với môi trường mà trẻ nhỏ được tự nhiên ban tặng. 

Với trẻ 0-1 tuổi, đa phần chúng ta chỉ có thể làm được một việc là cho con nghe nhạc. Đây là một thiếu sót lớn. Có rất nhiều việc khác mà bạn có thể làm, nhằm kích ứng tri giác cho trẻ. Ngay từ khi mới ra đời, thông qua 5 giác quan, trẻ đã bắt đầu tìm hiểu và nhận biết thế giới xung quanh. Khả năng thích ứng cũng lớn lên rất nhanh. Thời kỳ này, nếu trẻ có ngay đồ chơi xung quanh, 5 giác quan sẽ được hỗ trợ phát triển tốt hơn. Việc tiếp xúc hàng ngày với những người lớn nhiều kinh nghiệm trong giáo dục trẻ con cũng là một sự kích ứng tri giác tuyệt vời. 

Chữ nghĩa làm thay đổi cấu tạo não
Tiến sĩ Grain Doman, chuyên gia nổi tiếng về trị liệu cho trẻ bị khuyết tật não, đã khẳng định: “Về sự phát triển não của trẻ em, kỹ năng quyết định cấu tạo”. Tại trung tâm nghiên cứu trị liệu trẻ khuyết tật não của ông, trừ những trẻ em mù, còn lại tất cả trẻ nhỏ (từ sơ sinh) đều được nhận chương trình chăm sóc đặc biệt để đến 1,5 tuổi là biết đọc. Mọi người có thể nhìn thấy hàng trăm đứa trẻ khuyết tật não trong độ tuổi 2, 3, 4 đã bắt đầu đọc chữ, lớn hơn thì đọc và hiểu vài cuốn sách. Trong số trẻ 3 tuổi, có bé đọc được vài thứ tiếng và hiểu được nội dung mình đang đọc.
Bằng việc kích thích chức năng của não phát triển như thế sẽ có hiện tượng cấu tạo của não cũng phát triển, và hộp sọ có thể lớn gấp 3-4 lần bình thường. Việc dạy chữ cho trẻ còn giúp hình thành đường phản hồi thị giác tốt. Khi não có các khởi đầu trưởng thành như vậy sẽ làm cấu tạo của cả bộ não phát triển theo hướng tốt hơn. Ở trẻ càng nhỏ tuổi, hiện tượng này diễn ra càng rõ rệt. Có thể nói, việc nhớ chữ thực sự làm thay đổi chức năng và cấu tạo của não.



Nếu trẻ chỉ ăn uống và vận động mà không có giáo dục, não của chúng cũng chỉ hoạt động như não các loài vật thông thường. Đây gọi là hệ tín hiệu thứ nhất. Nhưng ở người còn có một hệ tín hiệu thứ hai mà động vật khác không có. Đó là hệ sử dụng ký tự, chữ số, chữ viết để suy nghĩ, phán đoán. Để có thể đọc được chữ, hệ tín hiệu thứ hai phải hoạt động tích cực. Mà để hệ tín hiệu thứ hai hoạt động tích cực, việc giáo dục trẻ cần được áp dụng càng sớm càng tốt. Nếu để tới khi trẻ 6 tuổi, thời điểm nếp nhăn trên vỏ não đã hình thành tới 60-80%, hiệu quả của hệ tín hiệu thứ hai sẽ bị giảm đi rất nhiều.

Trẻ càng nhớ nhiều chữ, chất lượng não bộ càng phát triển. Sắc tố mắt từ đó cũng thay đổi theo, sáng và linh hoạt hơn. Cho dù con bạn có là đứa trẻ “yếu kém” đến đâu cũng đừng nản lòng trong việc dạy chữ để phát triển vốn từ và ngôn ngữ cho con. Chữ nghĩa hoàn toàn có khả năng làm cấu tạo não thay đổi.

Hoa cúc và lưỡi dao
Đó là tên một cuốn sách của tác giả Lus Benetick. Trong cuốn sách này, ông có đề cập đến “đường cong sinh hoạt” (đường cong nghiêm khắc) trong việc nuôi dạy trẻ. Cần nghiêm khắc giáo dục con ngay khi chúng còn bé hay chỉ nên áp dụng điều này khi chúng đã khôn lớn?
Chỉ riêng vấn đề này đã thấy Mỹ và Nhật có hai cách giáo dục hoàn toàn trái ngược. Ở Nhật, trẻ nhỏ thường được nuông chiều và được phép ích kỷ. Đến khi chúng lớn, bố mẹ mới áp dụng những cách giáo dục nghiêm khắc hơn để uốn nắn con. Ở Mỹ thì ngược lại. Càng nhỏ, trẻ con càmg được dạy dỗ nghiêm khắc. Đến lớn, sự nghiêm khắc càng ngày càng được nới lỏng dần. Mỗi phương pháp đều có những ưu – nhược riêng và các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, từ khi sơ sinh tới 3 tuổi, phải hết sức nghiêm khắc trong việc giáo dục. Từ 3 tới 6 tuổi thì nới lỏng hơn. Từ 6 đến 9 tuổi, có thể nới lỏng hơn chút nữa. Sau đó trở đi, cha mẹ có thể dạy dỗ con bằng cách nói chuyện thẳng thắn. Những đứa trẻ không được dạy bảo nghiêm khắc trong 6 năm đầu đời, sau này dễ phạm pháp, tự tử và làm những việc nổi loạn.

Cha mẹ không có phương châm giáo dục con, không có kế hoạch, mục đích rõ ràng mà chỉ làm tùy hứng, nhất thời thì con cái không thể trở thành những tài năng như mong đợi.

Bìa các tông có thể trở thành lật ảnh cho bé


Bộ đồ chơi lật ảnh này khá sinh động và hữu ích cho bé phát triển hoạt động cũng như tư duy. Ngay cả khi bé lớn, bé vẫn có thể sử dụng chúng để học chữ cái hay để dán ảnh của mình trang trí góc học tập riêng.

Bạn cần chuẩn bị những nguyên vật liệu như sau:


- Bìa các tông
- Dao rọc giấy
- Bút màu
- Keo dán
- Một đôi kim đan hoặc que tròn có mấu ở đầu
- Một ít mốp hoặc xốp
- Một vỏ hộp sữa vuông hoặc tròn (nếu thích).





Bước 1:

In và phóng to hoặc nhỏ mẫu bên tới cỡ tùy ý, miễn sao chiều cao của khoảng trống trong khung ảnh chính nhỏ hơn độ dài của đôi kim đan vài cm là được.

Bước 2:

Áp mẫu bên lên bìa các tông rồi dùng dao rọc giấy cắt bìa theo mẫu. Bạn cần cắt 2 khung ảnh chữ nhật, 12 nền ảnh hình vuông và 4 miếng giá đỡ.





Phần bìa chữ nhật trong khung ảnh được tận dụng để cắt các bìa nền dán ảnh, các bìa nền này hình ô vuông nhỏ.





Áp mẫu chân giá đỡ của khung ảnh lên bìa rồi dùng dao rọc theo, chú ý rọc phần khe gắn ảnh ở giữa giá đỡ vừa đủ khít hai lần độ dày của bìa các tông mà bạn có, vì khung ảnh được dán bằng hai lớp bìa.





Bước 3:

6 miếng nền ảnh được rạch khe ở giữa bìa sao cho khe vừa lọt que đan (hay que tròn có mấu ở đầu que), khe chỉ cần rạch qua một lớp giấy bìa để miếng bìa không bị rời làm đôi.





1 miếng khung ảnh được rạch 2 khe ở phía trên khung để lọt vừa kim đan gắn dọc.





Phía dưới chỉ cần rạch một chút để vừa phần nhọn của que đan lọt vào, nhớ dóng thẳng kim đan và vị trí cần rạch trên và dưới khung ảnh phải nằm chính giữa các miếng nền ảnh mà bạn sẽ ghép ở bước sau.





Đây là hình ảnh kim đan đã được đặt khít các vị trí.






Bước 4:

Cắt mốp hoặc xốp thành những mẩu nhỏ vuông vắn rồi xuyên vào kim đan. Mỗi kim đan cần 6 miếng mốp nhỏ nhằm chèn vào giữa các nền ảnh hay giữa nền ảnh và khung ảnh.





Bước 5:

Sơn hoặc dán giấy phủ màu cho khung ảnh, giá đỡ, theo màu sắc mà bạn yêu thích.
Giá đỡ gắn hai miếng vào làm một rồi mới sơn hoặc dán giấy màu.
Khung ảnh được gắn kim đan có xuyên mốp, tách các mốp rời nhau rồi gắn một lớp nền ảnh có khe vào khít kim đan, sau đó gắn một lớp nền ảnh không khe phủ lên để có một nền ảnh dày và phẳng hai mặt trước sau.
Dán các hình tô màu yêu thích của bé dán lên nền ảnh, hoặc bạn có thể dán giấy trắng để bé vẽ tự do.





Mặt sau của nền ảnh có thể là hình chữ cái đầu tiên của tên hình ảnh được dán ở mặt trước, ví dụ mặt trước hình bông hoa thì mặt sau dán chữ H.



Nếu thích bạn có thể vẽ trang trí một vỏ hộp tròn nhỏ, đục lỗ ở giữa hai lớp nắp và đáy hộp để xuyên kim đan qua, thay thế cho 3 nền ảnh ở một bên khung ảnh.


Gắn khung ảnh vào giá đỡ, đặt ở mặt nền bằng phẳng và ánh sáng tốt để bé chơi trò nhận biết hình ảnh, chữ cái,... và xoay hình qua que đan:




Đối với các bé nhỏ, trò xoay hình khá thú vị, sinh động, còn với các bé lớn thì việc học chữ cái có hình ảnh bằng trò chơi lật hình này cũng rất vui và hiệu quả:




Hoặc bạn có thể sáng tạo cách sắp đặt khác cho bộ trò chơi lật hình này, miễn sao phát huy hết thế mạnh của trò chơi là vận động tinh và nhận biết tốt. Chẳng hạn mô phỏng một máy quay phim là vỏ hộp xoay tròn, và bên cạnh là các hình ảnh thay đổi sinh động:



Khi bé lớn và đã chán trò chơi ngày nhỏ này, bé có thể dùng nó để dán ảnh kỷ niệm, dán tờ nhắc việc, treo đồ trang sức nhỏ,... và trưng bày ở góc học tập. Bạn sẽ làm một bộ tái chế bìa các tông này cho bé nhé, chúc bạn thành công!

Những trò chơi giúp bé thông minh hơn

1. Đùa nghịch với ánh sáng
Độ tuổi thích hợp: Sơ sinh.
Tác dụng: Kích thích thị giác và bồi dưỡng khả năng quan sát cho bé.
Đạo cụ: Đèn pin, khăn tay loại nhỏ.
Cách chơi: Trước tiên dùng khăn tay bịt bóng đèn pin lại khiến cho ánh sáng phát ra tương đối dịu mắt bé. Tiếp đến để đèn pin cách mắt bé khoảng 30cm rồi dịch chuyển một cách chậm rãi để thu hút sự chú ý của bé về phía phát ra nguồn sáng. Sau một khoảng thời gian, bạn có thể thay đèn pin bằng một quả bóng màu sắc sặc sỡ để bé có hứng thú với trò chơi.
2. Nhận biết sự thay đổi màu sắc
Độ tuổi thích hợp: Từ 1 – 6 tháng tuổi.
Tác dụng: Dùng sự khác biệt đối nghịch của màu đen và trắng để nhận ra sự khác biệt và thay đổi của màu sắc.
Đạo cụ: Giấy đen, giấy trắng (hoặc bìa trắng).
Cách chơi: Gấp hoặc cắt tờ giấy màu đen thành nhiều hình dạng khác nhau, sau đó dán mỗi hình lên một trang giấy trắng (cũng có thể làm ngược lại bằng cách cắt giấy trắng rồi dán lên bìa đen). Sau khi hoàn thành, đem các “bức tranh” vừa hoàn thành cho bé xem, mỗi trang nên dừng lại khoảng 3 – 5 giây rồi mới đổi sang trang khác.

3. Làm quen với đồ vật
Độ tuổi thích hợp: Khoảng 6 tháng tuổi.
Tác dụng: Bắt đầu dạy bé biết về sự kết hợp giữa xúc giác và thị giác.
Đạo cụ: Đồ chơi của bé, chuông hoặc hoa quả.
Cách chơi: Chuẩn bị một vài món đồ chơi mà bé thích, cộng thêm chuông hoặc vài loại hoa quả có màu sắc bắt mắt (VD: táo, quýt đỏ…). Đầu tiên bạn phải thu hút sự chú ý của bé về phía đồ chơi, sau đó nói cho bé biết sự hấp dẫn từ màu sắc, đặc điểm của từng đồ vật. Tùy theo từng bé mà bạn có cách thức phù hợp để khiến bé tự mình cầm nắm, sử dụng mắt và tay để cảm nhận đồ vật. Có thể sự chú ý và thời gian chơi với đồ vật của bé không kéo dài nên nếu chẳng bao lâu mà bé ném đồ vật đang cầm trong tay đi thì bạn cũng không nên ép bé chơi tiếp. Bạn nên dọn dẹp đồ chơi và cất gọn lại, chờ lúc khác sẽ cho bé chơi.
4. Xe ô tô vượt núi, qua sông
Độ tuổi thích hợp: 7 tháng trở lên.
Tác dụng: Bước đầu hình thành cảm nhận về không gian và sự tồn tại của các vật thể.
Đạo cụ: 1 tờ giấy to, ô tô đồ chơi.
Cách chơi: Cuộn tờ giấy thành hình ống, cho ô tô đồ chơi chui qua 1 đầu ống (không chui hết toàn bộ, để lộ 1 phần thân xe) rồi đặt trước mặt bé. Sau một hồi quan sát, bé sẽ rất muốn tìm ra phần còn lại của chiếc xe ô tô bị giấu trong ống. Lúc đó, bạn từ từ nghiêng ống giấy để ô tô dần trượt ra. Những lần đầu, mẹ sẽ làm mẫu trước, nhưng sau một thời gian làm quen với trò chơi, có thể để bé tự “xoay xở” và chơi một mình. Trò chơi này có độ khó nhất định, thông thường trong 1 ngày bé chưa thể nắm bắt hết được, vì vậy khi chơi với bé, bạn nên kiên nhẫn một chút.
Xem thêm các trò chơi khách tại đây

Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

Những lựa chọn đồ chơi cho bé khi ở tuổi mẫu giáo

Nếu thấy con nghịch nước, cát, đất, bạn chớ mắng mỏ hay ngăn cản. Các bé ở tuổi mầm non rất ham thích những "đồ chơi tự nhiên" này và chính những trò mà bạn cho là bẩn đó lại kích thích sự sáng tạo ở bé.
Ở giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi, trí tưởng tượng của trẻ phát triển mạnh và phần lớn thời gian bé dành để chơi
đùa. Trẻ ở tuổi này không thích những trò phức tạp, nhiều quy tắc mà ham các trò chơi ngắn vì khoảng thời gian chú ý, tập trung không kéo dài.
Trẻ thường bắt chước theo các nhân vật trên phim, kịch. Chúng ca hát, múa, uốn éo thân hình như các ca sĩ, người mẫu trên TV trông rất ngộ nghĩnh.

Các bé cũng ưa thích các trò chơi với bùn, cát, nước. Do vậy, bạn đừng ngạc nhiên khi trẻ luôn đòi tắm mưa, đi bơi. Bạn đừng sợ bé bị bẩn hay nhiễm bệnh mà ngăn cản bởi nó sẽ làm cản trở quá trình phát triển trí tuệ của trẻ. Cũng như thế, học và chơi với các chất liệu mỹ thuật như màu vẽ, giấy màu, đất sét nặn, đồ chơi lego chima cũng sẽ giúp kích thích và phát triển sự sáng tạo nơi trẻ

Đặc biệt, bạn phải luôn trông chừng khi bé chơi vì hầu hết những tai nạn liên quan thường xảy ra ở nhóm tuổi này. Ngoài ra, điều quan trỏng là bạn phải kiểm tra xem đồ chơi có an toàn hay không và quan sát khi con chơi.

Lưu ý khi chọn đồ chơi cho bé

Để đảm bảo an toàn cho bé, phụ huynh cần chọn đồ chơi có những đặc điểm sau:

Không quá nặng đối với bé, không có những bờ sắc cạnh, đầu nhọn. Không có khe rãnh hoặc lỗ có thể làm kẹt tay trẻ.

Chắc chắn, không dễ vỡ, để lộ dây điện bên trong hoặc để lại những cạnh sắc nhọn, lởm chởm. Những đồ chơi bị vỡ phải sửa lại hoặc bỏ đi.

Có màu sắc, chữ in, họa tiết trang trí không gây ngộ độc cho trẻ. Không được sơn đồ chơi bằng sơn có pha chì. Chọn màu vẽ nước và đất sét loại không gây độc, có chữ “nontoxic”.

Không có những chi tiết nhỏ vì trẻ có thể nhét vào mũi, miệng, tai. Những phần di động của đồ chơi phải được gắn cho chặt.

Che chắn kỹ lưỡng bộ phận vận hành của đồ chơi chạy bằng máy để trẻ không bị kẹt tóc, tay, chân và quần áo khi chơi.

Thú đồ chơi cưỡi phải vững chắc, giữ thăng bằng tốt để trẻ không bị ngã.

Không nên để những quả bóng xì hơi trong tầm với của trẻ. Có nhiều bé bị ngạt thở vì những quả bóng xì hơi và những mảnh bóng vỡ này.

Đội mũ bảo hiểm cho trẻ khi tham gia giao thông. Yêu cầu trẻ luôn đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp, trượt patanh.

Chú ý đến thông tin độ tuổi thích hợp với đồ chơi trên hộp đồ chơi. Không nên mua đồ chơi lớn hơn lứa tuổi của bé.

Đồ chơi thích hợp cho bé ở lứa tuổi mẫu giáo:

Thú đồ chơi nhồi bông để trẻ ôm ấp, âu yếm

Búp bê loại không vỡ và dễ rửa

Búp bê rối mua hoặc tự làm ở nhà

ô tô điện , xe tải, xe lửa đồ chơi loại nhỏ, lớn

Quả bóng lớn

Hộp cát và đồ chơi cát

Đồ chơi nước

Xe trẻ con

Xe đạp 3 bánh

Bộ những con vật trong sở thú, nông thôn

Bộ mô hình rạp xiếc, bệnh viện, sở cứu hỏa

Bộ đồ chơi xây dựng đơn giản

Dụng cụ chơi bò trườn

Đồ chơi vô tuyến như máy bộ đàm, xe đồ chơi điều khiển bằng vô tuyến

Đồ chơi về đồ dùng gia đình: điện thoại, dụng cụ làm vườn, nhà búp bê, đồ đạc búp bê, đĩa nhựa

Hộp đồ trang phục quần áo

Màu vẽ, đất sét nặn, hồ dán, giấy màu

Những nhạc cụ đơn giản…
>>>Xem thêm 

Liên hệ

0985 187 813

Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2013

6 cách để bố mẹ lựa chọn đồ chơi cho bé




Ngày nay bố mẹ có thể dễ dàng tìm mua đồ chơi cho trẻ với nhiều hình dáng, chất liệu, giá thành khác nhau. Tuy vậy, chọn đồ chơi phù hợp với độ tuổi và sự phát triển của con lại là vấn đề khó khăn. Dưới đây là 6 tiêu chí khi chọn đồ chơi cho bé.
6 tiêu chí khi chọn đồ chơi cho bé
Chọn đồ chơi phù hợp với độ tuổi của trẻ

- Với trẻ từ 1-3 tuổi: Chọn đồ chơi đơn giản, dễ cầm, nhiều màu sắc như xúc xắc, các loại thú nhồi bông, các loại sách, truyện bằng vải để trẻ làm quen, các đồ chơi phát nhạc… Không chọn mua đồ chơi quá to, hay quá nhỏ dễ khiến trẻ nuốt vào người, hay những đồ chơi nhiều góc nhọn có thể gây nguy hiểm khi trẻ ngã vào

- Trẻ trên 3 tuổi: Chọn các loại đồ chơi kích thích sự sáng tạo và tập trung của trẻ như đồ chơi lego chima (xếp hình), rubic, các đồ chơi vận động như bong, ô tô điều khiển, đồ chơi nội trợ…
Không mua đồ chơi quá tầm tư duy của bé


Bạn vui khi con mình thông minh, và muốn cho trẻ chơi những đồ chơi đòi hỏi nhiều tư duy hơn, điều này có thể gây áp lực lên trẻ. Do đó hãy để trẻ được chơi với nhịp phát triển tự nhiên theo đúng lứa tuổi của mình. Đồ chơi lý tưởng là phải kích thích trí tò mò, khả năng điều khiển nhưng không làm trẻ bị hẫng do quá khó hay quá lạ

Hành động chơi cũng quan trọng như đồ chơi

Nên chọn các đồ chơi có thể kích thích nhiều giác quan của trẻ, các đồ chơi trẻ bắt chước hành động của người lớn như xây nhà ( xếp hình), nấu ăn (bộ đồ nấu ăn), làm vườn: cuốc, xẻng, xô…
Trẻ càng lớn càng thích đồ chơi phức tạp

Với trẻ dưới 1 tuổi, mối quan tâm chủ yếu là các đồ chơi âm thanh và màu sắc, nhưng lớn lên trẻ sẽ thích đồ chơi có nhiều chức năng như: Chiếc xe có nhiều bộ phận có thể tháo rời và lắp rắp được thành nhiều hình khác nhau… để trẻ tự mày mò và rút kinh nghiệm. Bạn đừng ngạc nhiên khi vừa mới mua cho bé chiếc ô tô ngày hôm trước thì hôm sau chúng đã bị tháo tung bành. Trẻ thích như thế, và đó cũng là một cách trẻ chơi. Qua những sai sót, trẻ sẽ học được cách suy nghĩ và cảm thấy vui thích
Đừng lo nếu con trai bạn thích chơi nấu ăn

Thường thì bé gái sẽ bắt chước các hành động của mẹ như nấu ăn, trang điểm, soi gương, còn bé trai bắt chước bố như chơi xe, xây nhà…Thê nhưng bố mẹ cũng đừng lo lắng nếu thấy các bé gái chơi ô tô và các bé trai chơi đồ hàng, nấu ăn, trang điểm vì trẻ từ 4-5 tuổi mới thể hiện rõ giới tính và sở thích của chúng mới khác nhau
Tôn trọng sở thích của trẻ một cách có điều chỉnh

Mỗi trẻ đều có những sở thích về đồ chơi riêng, bạn biết điều này và nên tôn trọng trẻ, mua những đồ chơi trẻ thích. Tuy nhiên bố mẹ cũng cần biết điều chỉnh, giáo dục cho trẻ bằng cách thêm vào những đồ chơi do chính bạn chọn và gợi ý cho trẻ thấy lý do bạn chọn chúng. Chắc chắn trẻ sẽ ngạc nhiên và thích thú

Hy vọng với 6 tiêu chí khi chọn đồ chơi cho bé trên đây sẽ giúp bố mẹ có cách nhìn nhận kĩ càng và thông minh hơn trong việc mua đồ chơi cho trẻ, để không những tạo ra không gian vui chơi, thư giãn cho bé mà còn là công cụ giáo dục trẻ hữu hiệu và sáng tạo

Xem thêm tại đây

Vai trò của đồ chơi đối với trẻ nhỏ

Đồ chơi đóng một vai trò rất thú vị trong quá trình trưởng thành của trẻ nhỏ, giúp trẻ trở nên tự tin và sáng tạo.
Trẻ nhỏ không cần có quá nhiều đồ chơi, chỉ cần một số ít thôi thì cũng đã giúp trẻ trải qua những khoảnh khắc thú vị. Và bạn cũng không nên quên một điều rằng bố mẹ là những người đồng hành thân thiết nhất với trẻ nhé.
Những hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bố mẹ tìm ra được một loại đồ chơi thích hợp nhất cho bé nhà mình.
Trẻ từ 6 tháng – 1 tuổi
Trẻ ở lứa tuổi này sử dụng 5 giác quan để phản ứng lại với môi trường xung quanh mình: khứu giác, vị giác, thính giác, xúc giác và thị giác. Và việc lựa chọn đồ chơi thích hợp sẽ cho bé cơ hội tìm hiểu về kích thước, âm thanh, kết cấu và cách hoạt động của các loại đồ chơi.
Chọn đồ chơi cho bé theo từng độ tuổi, Làm mẹ, chọn đồ chơi cho trẻ, đồ chơi cho bé sơ sinh, đồ chơi cho bé 1 tuổi, đồ chơi cho bé 2 tuổi, đồ chơi cho bé 3 tuổi, đồ chơi cho bé 4 tuổi
cách chọn đồ chơi cho béNhững món đồ chơi thích hợp cho các bé từ 6 tháng – 1 tuổi là: cái lúc lắc, gương không vỡ, búp bê mềm, thú nhồi bông, trò lắp ráp, bóng, đồ chơi nhà tắm, đồ kéo đẩy.Trẻ từ 1 – 3 tuổiTrẻ từ 1-3 tuổi rất hiếu động và rất cần những trò chơi liên quan đến vận đông cơ thể: chạy, nhảy, leo treo, bò, trườn, cưỡi…Những món đồ chơi thích hợp cho các bé từ 1-3 tuổi là: xe cưỡi, những quá bóng lớn, hồ bơi lội, các dụng cụ để đào, đồ hàng, dụng cụ âm nhạc ( trống, kèn, piano), băng cát sét, sách tranh ảnh, những trò xếp hình đơn giản
Chọn đồ chơi cho bé theo từng độ tuổi, Làm mẹ, chọn đồ chơi cho trẻ, đồ chơi cho bé sơ sinh, đồ chơi cho bé 1 tuổi, đồ chơi cho bé 2 tuổi, đồ chơi cho bé 3 tuổi, đồ chơi cho bé 4 tuổi
Trẻ từ 3-5 tuổi:
Trẻ ở lứa tuổi này rất thích thú với trò chơi “giả vờ”. Chúng rất thích chơi những trò chơi mẹ con hay đóng kịch với những đứa trẻ khác.
Những món đồ chơi thích hợp cho các bé từ 3-5 tuổi là: đồ chơi có hình các món ăn, váy áo, phụ kiện, mấy điện thoại đồ chơi, sách truyện, băng ghi âm, ga xe lửa, nông trại, nhà cửa, cửa hàng ăn, con rối, búp bê, thuyền. Các bé cũng rất thích thú với những loại đồ chơi như xe hơi, xe tải, máy bay, đồ chơi xếp hình, đồ chơi lego…. Những trò chơi điện tử và ghép chữ cũng rất tốt cho trí tưởng tượng và khả năng lưu giữ của trẻ nhỏ. Những trò chơi nghệ thuật và thủ công như: vẽ, cắt dán, tô màu… Những trò chơi xây dựng như lắp ghép, xếp hình...